Thị trường lao động không ngừng biến đổi, ngày càng mở ra nhiều cơ hội đáp ứng nhu cầu việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp. Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân hàng, Spa, du lịch,…. thì kỹ thuật cũng nằm trong top ‘hot’, được tìm kiếm nhiều nhất trên các phương tiện mạng xã hội.
Ngành kỹ thuật rất rộng, bao gồm nhiều mảng khác nhau, tạo điều kiện cho người lao động tìm được công việc phù hợp với chính mình. Khi xã hội phát triển, hiện đại hơn thì chất lượng cuộc sống cũng cao hơn, đòi hỏi đất nước không ngừng chuyển đổi, xây dựng cơ sở hạ tầng, tân trang thiết bị, máy móc,…. tất cả đều liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật, bởi vậy mà khi học ngành này bạn không cần quá lo lắng về công việc. Muốn tìm việc làm kỹ thuật viên ép nhựa, bạn cần phải biết về tính chất công việc, nhiệm vụ của mình như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây để nắm rõ các vấn đề.
Kỹ thuật viên ép nhựa là gì?
Kỹ thuật viên nhựa là người thực hiện các công việc chuyên môn về nhựa như chế tạo khuôn ép, vận hành máy ép nhựa,… tại các đơn vị cơ sở. Bên cạnh đó, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, sửa chữa vật tư, thiết bị máy móc theo đúng quy trình, kỹ thuật chuyên môn, đồng thời đảm bảo quy chế của cơ quan và đơn vị. Khi làm kỹ thuật viên ép nhựa bạn còn có trách nhiệm trực tiếp hoặc làm công tác phụ giúp cho các bộ phận khác hoàn thành công việc được giao. Kiểm soát, báo cáo tình trạng và chất lượng sản phẩm, bảo dưỡng định kỳ khuôn mẫu, máy móc theo kế hoạch sản xuất.
Cơ hội việc làm
Ngành nhựa rất thiết yếu đối với mọi lĩnh vực, nhựa được sử dụng để làm vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ đời sống con người, sự phát triển của các ngành kinh tế khác như; điện, điện tử, giao thông vận tải, nông nghiệp,… Ở nước ngoài, sản phẩm nhựa Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao và hiện đang có mặt ở hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ đó có thể thấy rõ sự tăng trưởng lớn mạnh của ngành nghề này như thế nào, đây được coi là ngành năng động trong nền kinh tế Việt Nam, do đó kỹ thuật viên ép nhựa rất có tiềm năng trong các cơ hội việc làm. Khi tốt nghiệp ra trường bạn cũng không cần quá lo lắng về công cuộc xin việc, có rất nhiều công ty sản xuất nhựa và lĩnh vực liên quan để bạn có thể ứng tuyển. Thông qua các website hỗ trợ tìm việc bạn hoàn toàn có thể tìm được cho mình một vị trí, công việc thích hợp.
Mức lương của kỹ thuật viên ép nhựa
Ngành nghề nào cũng ưu tiên kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Một người mới ra trường, mới đi làm thì không thể có mức lương cao bằng người đã có kinh nghiệm, trong khi đó công việc của kỹ thuật viên yêu cầu rất nhiều đến tay nghề, có nghĩa là bạn làm lâu năm rồi, khả năng xử lý tốt thì hiệu năng công việc sẽ cao hơn, được trả lương hậu hĩnh hơn là lẽ bình thường. Vì thế đừng vội nản lòng, từ bỏ ngay từ những ngày đầu tiên, bạn cần kiên trì với nghề, tìm kiếm sự đam mê và gắn bó với nó, chắc chắn sẽ đạt được thành công. Đối với một nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm, công việc cũng ở mức đơn giản, cơ bản thì trung bình nhận về mức lương khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Khi đã có kinh nghiệm khoảng 1, 2 năm, kiến thức mở rộng hơn, biết thêm về nhiều thứ trong công việc thì bạn sẽ được trả mức lương 8-10 triệu/tháng. Còn một kỹ sư chuyên nghiệp, làm khoảng 4, 5 năm thì mức lương hấp dẫn gấp nhiều lần, lúc mới được mời chào đã dao động từ 12 – 15 triệu/tháng rồi, thậm chí 20 triệu sau đó sẽ tăng lên tùy theo năng lực, thưởng.
Kỹ năng cần có ở một kỹ thuật viên ép nhựa
Muốn ứng tuyển thành công vào bất kể vị trí, lĩnh vực nào thì bạn cũng cần phải có những kỹ năng nhất định, tùy thuộc vào công việc đó như thế nào để có điều chỉnh thích hợp. Để tìm việc kỹ thuật viên ép nhựa thì am hiểu về công việc thôi chưa đủ, bạn cần có bí quyết để chinh phục nhà tuyển dụng, sau đó phát triển sự nghiệp mai này.
Kiến thức chuyên môn
Tất nhiên để làm được công việc này thì bạn phải có hiểu biết về khuôn ép nhựa, tính chất các loại vật liệu nhựa, máy ép nhựa, cách vận hành máy thành thục, như vậy mới có thể đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, bạn cần phải có tư duy logic và sáng tạo tốt vì bản chất công việc kỹ thuật là giải quyết các vấn đề, từ đó tìm phương pháp giải quyết hiệu quả, đòi hỏi người làm kỹ thuật phải biết tư duy, sáng tạo.
Khả năng quan sát, đánh giá và phân tích tỉ mỉ
Công việc kỹ thuật đều có đặc thù phức tạp, chỉ người trong ngành mới hiểu rõ được các vấn đề, chúng còn liên quan đến rất nhiều nhà thầu, đối tác kinh doanh khác nhau. Do đó, bạn phải có trách nhiệm theo dõi, quan sát cẩn thận trong từ khâu, vì nếu xảy ra một sai sót nhỏ nào đó cũng dẫn đến hàng loạt sản phẩm bị lỗi, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.
Kỹ năng tính toán
Trên thực tế thì đây là việc dành cho máy móc, nhưng chúng có thể gặp sự cố, sai số nên bạn cần phải giỏi tính toán để khắc phục, tìm ra biện pháp giải quyết nhanh chóng, hiệu quả, an toàn và chính xác nhất, đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn hoặc trục trặc gì.
Khả năng giao tiếp
Mặc dù làm kỹ thuật viên chủ yếu là tiếp xúc với máy móc thì bạn cũng cần giao tiếp, trao đổi với đồng nghiệp, cấp trên hoặc khách hàng. Kỹ năng giao tiếp để bạn truyền tải được kiến thức chuyên môn, các thuật ngữ khó hiểu trở về lời giải thích đơn giản, dễ hiểu cho khách hàng.
Kỹ năng làm việc nhóm
Tính chất công việc của một kỹ thuật viên thường phức tạp, liên quan đến nhiều hạng mục, lĩnh vực khác nhau nên nếu làm việc độc lập một mình thì bạn sẽ khó hoàn thành tốt mọi việc. Kỹ năng làm việc nhóm sẽ hỗ trợ bạn hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu được áp lực, gánh nặng công việc.